(Dân trí) - Tốt nghiệp thủ khoa ngành học “có giá” của ĐH Ngoại thương TPHCM - khoa Quản trị Kinh doanh, Vũ Thanh Trúc không ngại ngần cho biết mình không thông minh mà chỉ chăm… “chắt lọc”
“Cóp nhặt” để tiến bộ
Con gái gốc Sài thành thế nhưng nhút nhát và kém tiếng Anh là hai điểm yếu mà Thanh Trúc “vấp phải”. Lúc học phổ thông, kết quả học tập luôn đứng đầu lớp và khối nhưng chưa bao giờ Trúc thật sự hài lòng về bản thân vì những hạn chế mà theo cô rất không đáng có ở người trẻ.
Ngay cả khi nói chuyện với thầy cô, bạn bè mà cả người Trúc đều run, tim đập mạnh và tay chân như bị thừa thãi. Trong mọi việc, Trúc không dám thể hiện bản thân mà tìm cách “tránh mặt” để không bị chú ý.
Kết quả học tập xuất sắc theo thủ khoa Vũ Thanh Trúc là nhờ mình chăm “cóp nhặt”.Bù lại cho hạn chế đó, Thanh Trúc lại có đức tính chịu khó. Tự nhận mình không thông minh nhưng lợi thế của Trúc là biết chắt lọc, học hỏi những cái hay, cái giỏi từ những người xung quanh. Điều này được phát huy khi Trúc và đại học, cô bắt đầu có những thay đổi khi tích cực tham gia các buổi sinh hoạt nhóm để rèn luyện mình nói trước đám đông và mạnh dạn tranh luận hơn.
Môn học đáng sợ nhất là tiếng Anh của Trúc cũng được khắc phục thấy rõ. Ngoài mục tiêu mỗi ngày phải học được ít nhất 10 từ mới, ghi chép mọi lúc mọi nơi, Trúc còn nhờ các bạn “siêu” tiếng Anh hướng dẫn cách phát âm. Điểm môn Anh văn của Trúc cũng dần “leo thang” lên đầu lớp.
Ở đại học, Trúc thấy quan trọng nhất là tự học và kỹ năng làm việc nhóm. Theo cô, làm việc nhóm không như nhiều người nghĩ là có thể “ỷ” lại người khác mà đòi hỏi mỗi cá nhân phải có nền tảng kiến thức để cùng hỗ trợ nhau cho ra một thành quả tốt nhất. Sự tương tác trong làm việc nhóm cũng là cách rất tốt để mỗi người phát hiện kiến thức “hổng” của mình nên Trúc rất tận dùng cũng như đầu tư khi có điều kiện làm việc nhóm.
“Ngay trong việc thuyết trình nhóm mình cũng học được sự tự tin của người khác cũng như có dịp để nhìn nhận, chia sẻ ưu khuyến điểm cho nhau. Qua đó, mình rèn được thái độ tích cực khi tiếp thu những phê bình từ người khác”, Thanh Trúc chia sẻ.
Thích những bước đi chậm
Trái với nhiều bạn trẻ hiện nay chọn làm “tên lửa” trong cuộc sống và công việc, Thanh Trúc vẫn thích những bước đi chậm. Khi là sinh viên năm cuối, Trúc mới bắt đầu thử sức với thực tế bằng công việc ở phòng tài chính của Intel Products Vietnam. Được đánh giá là nhân viên gương mẫu nhưng bị chê nhút nhát nên Trúc nảy ra ý tưởng sẽ lăn xả vào một môi trường yêu cầu phải “chai lỳ” hơn.
Trẻ trung, năng động nhưng quan niệm sống và làm việc của Trúc rất già dặn .Công việc đầu tiên không như mong muốn nhưng Trúc vui vẻ đón nhận vì cô đã có cơ hội để học tập, rèn luyện trong một môi trường chuyên nghiệp. Cô đúc kết, bất cứ công việc gì, ở đâu đều để lại cho mình giá trị nào đó, không có gì là vô nghĩa.
Để va chạm, Trúc chuyển qua làm marketing truyền thông tại một công ty tổ chức sự kiện. Mới đầu, cô gái đã bắt nhịp được với cái nhanh, sự cạnh tranh và yêu cầu rất cao của lĩnh vực này. Yêu thích công việc này nhưng mục tiêu lớn nhất của Trúc vẫn là học hỏi bởi cô biết, mình vẫn đang trên con đường trau dồi kiến thức từ công việc và đồng nghiệp.
Thanh Trúc dự định chỉ khi đã có kinh nghiệm cô sẽ tiếp tục học cao hơn về lĩnh vực tiếp thị truyền thông. Cô xác định rõ, có như vậy kiến thức mình học sau này mới thật sự “thấm” và phát huy hiệu quả cao nhất cho công việc.
Điều khó khăn nhất hiện tại với cô gái trẻ là thời gian. Trúc luôn tự nhắc mình ngoài công việc mình còn có gia đình, bạn bè, người thân… Với nữ thủ khoa này, sống chậm cũng là một cách để cân bằng mọi thứ trong cuộc sống.
Hoài Nam
Nguồn: http://www.dantri.com.vn
“Cóp nhặt” để tiến bộ
Con gái gốc Sài thành thế nhưng nhút nhát và kém tiếng Anh là hai điểm yếu mà Thanh Trúc “vấp phải”. Lúc học phổ thông, kết quả học tập luôn đứng đầu lớp và khối nhưng chưa bao giờ Trúc thật sự hài lòng về bản thân vì những hạn chế mà theo cô rất không đáng có ở người trẻ.
Ngay cả khi nói chuyện với thầy cô, bạn bè mà cả người Trúc đều run, tim đập mạnh và tay chân như bị thừa thãi. Trong mọi việc, Trúc không dám thể hiện bản thân mà tìm cách “tránh mặt” để không bị chú ý.
Kết quả học tập xuất sắc theo thủ khoa Vũ Thanh Trúc là nhờ mình chăm “cóp nhặt”.
Môn học đáng sợ nhất là tiếng Anh của Trúc cũng được khắc phục thấy rõ. Ngoài mục tiêu mỗi ngày phải học được ít nhất 10 từ mới, ghi chép mọi lúc mọi nơi, Trúc còn nhờ các bạn “siêu” tiếng Anh hướng dẫn cách phát âm. Điểm môn Anh văn của Trúc cũng dần “leo thang” lên đầu lớp.
Ở đại học, Trúc thấy quan trọng nhất là tự học và kỹ năng làm việc nhóm. Theo cô, làm việc nhóm không như nhiều người nghĩ là có thể “ỷ” lại người khác mà đòi hỏi mỗi cá nhân phải có nền tảng kiến thức để cùng hỗ trợ nhau cho ra một thành quả tốt nhất. Sự tương tác trong làm việc nhóm cũng là cách rất tốt để mỗi người phát hiện kiến thức “hổng” của mình nên Trúc rất tận dùng cũng như đầu tư khi có điều kiện làm việc nhóm.
“Ngay trong việc thuyết trình nhóm mình cũng học được sự tự tin của người khác cũng như có dịp để nhìn nhận, chia sẻ ưu khuyến điểm cho nhau. Qua đó, mình rèn được thái độ tích cực khi tiếp thu những phê bình từ người khác”, Thanh Trúc chia sẻ.
Thích những bước đi chậm
Trái với nhiều bạn trẻ hiện nay chọn làm “tên lửa” trong cuộc sống và công việc, Thanh Trúc vẫn thích những bước đi chậm. Khi là sinh viên năm cuối, Trúc mới bắt đầu thử sức với thực tế bằng công việc ở phòng tài chính của Intel Products Vietnam. Được đánh giá là nhân viên gương mẫu nhưng bị chê nhút nhát nên Trúc nảy ra ý tưởng sẽ lăn xả vào một môi trường yêu cầu phải “chai lỳ” hơn.
Trẻ trung, năng động nhưng quan niệm sống và làm việc của Trúc rất già dặn .
Để va chạm, Trúc chuyển qua làm marketing truyền thông tại một công ty tổ chức sự kiện. Mới đầu, cô gái đã bắt nhịp được với cái nhanh, sự cạnh tranh và yêu cầu rất cao của lĩnh vực này. Yêu thích công việc này nhưng mục tiêu lớn nhất của Trúc vẫn là học hỏi bởi cô biết, mình vẫn đang trên con đường trau dồi kiến thức từ công việc và đồng nghiệp.
Thanh Trúc dự định chỉ khi đã có kinh nghiệm cô sẽ tiếp tục học cao hơn về lĩnh vực tiếp thị truyền thông. Cô xác định rõ, có như vậy kiến thức mình học sau này mới thật sự “thấm” và phát huy hiệu quả cao nhất cho công việc.
Điều khó khăn nhất hiện tại với cô gái trẻ là thời gian. Trúc luôn tự nhắc mình ngoài công việc mình còn có gia đình, bạn bè, người thân… Với nữ thủ khoa này, sống chậm cũng là một cách để cân bằng mọi thứ trong cuộc sống.
Hoài Nam
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon