Tôi muốn trở thành một nhà báo tự do, đi nhiều nơi, biết nhiều ngõ ngách cuộc sống, muốn mình cũng lấm bụi đường như nhiều nhà báo nổi tiếng khác.
Và tôi quyết định một mình cưỡi xe đi qua nhiều tỉnh miền Tây, mỗi nơi tôi tìm hiểu xem có gì hay để viết.
Ngay từ lúc nhỏ, không biết tôi bị cái gì chi phối mà trong đầu và ngay trong những cuộc chơi với tụi cùng trang lứa trong xóm, tôi luôn muốn trở thành bác sĩ. Thích mặc áo trắng, đội nón kết trắng và tôi hay bị ba mắng vì cứ có nón trắng là tôi xé bỏ cái kết đi, để khi mình đội lên trông giống bác sĩ.
Ba năm tiểu học, tôi học dở tất cả các môn, rồi có một sự việc làm thay đổi con người tôi, người anh thứ ba tôi sau nhiều lần trốn nghĩa vụ quân sự cuối cùng cũng phải đi thực hiện nghĩa vụ của mình. Tôi còn nhớ những ngày anh đi trốn cán bộ xã, phải ở nhờ nhà bà con đến khuya, cho tới khi tôi cùng người anh thứ hai xách cái lồng đèn đi đón anh về nhà.
Ngày đó, tôi hỏi ba vì sao anh ba bị bắt đi nghĩa vụ? Ba bảo, tại anh tôi không đi học tiếp nên tới tuổi thì bị gọi đi nhập ngũ. Từ đó, tôi mới hiểu là không học tới nơi tới chốn sẽ phải đi lính và muốn trở thành bác sĩ thì phải gắng học.
Nhờ anh ba đi nghĩa vụ, nhờ những lần được cùng ba má lên thăm anh, được ăn bữa cơm cùng với lính, bữa cơm với rau muống luộc chấm muối ớt, nhờ chứng kiến cảnh bữa cơm dở dang của người lính khi có tiếng kẻng triệu tập, nhờ những lá thư anh gửi về nhà ướt đẫm nước mắt và nhờ ba má kêu tôi viết thư trả lời cho anh mà tôi dần học giỏi. Và tất nhiên, lúc bấy giờ tôi giỏi nhất là môn Văn.
Năm tháng trôi qua, cuối tiểu học, rồi những năm trung học, trung học phổ thông tôi lần lượt đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn Văn, Lý, Hóa, Sử, Sinh. Trong lớp học, tôi luôn luôn đứng đầu. Ba thấy tôi học giỏi nên cứ tin tôi sẽ chọn ngành bác sĩ, ngành ba đã thích từ rất lâu. Nhưng cuộc sống xa nhà đã hướng tôi bước sang một ngã rẽ khác.
Số là những năm tháng tôi học từ trung học cho đến hết trung học phổ thông, vì nhà quá xa trường nên tôi phải xin vào chùa Tịnh Độ tá túc. Trước đó, khi chưa ở chùa, tôi và người anh trai thứ sáu phải dậy từ 3 giờ sáng để má rang cơm cho ăn, rồi má chèo ghe đưa anh em tôi đến con lộ đá cách nhà 4 cây số để anh em tôi đi bộ ra trường cách đó 6 cây số.
Có hôm dậy muộn, anh em tôi phải chạy bộ đến lớp mà mồ hôi ướt đẫm như mưa, đi vậy nhưng đa phần anh em tôi hay bị trễ học. Tôi còn nhớ, vì sao từ năm lớp 6 tôi học giỏi Toán, đó là nhờ những lần trễ học giờ Toán đầu tiết, anh em tôi luôn bị phạt đứng hết tiết học. Trong giờ dạy, thầy hỏi bài cả lớp, ai xung phong thì thầy gọi, riêng anh em tôi xung phong thầy chỉ nhìn qua và chẳng gọi bao giờ.
Nói thật, lúc ấy tuy mới 13 tuổi nhưng tôi rất buồn và thấy mình “quê” trước những ánh nhìn của bạn bè và của thầy với hai anh em. Nhưng mưa dầm thấm lâu, tôi biết thầy không gọi nhưng vẫn cố xung phong. Và rồi một lần nọ, cả lớp không ai đáp được câu hỏi của thầy thì tôi một mình xung phong, thấy vậy thầy phải gọi và tôi đáp được. Thế là được miễn tội, anh em tôi ngồi xuống với những ánh nhìn đã khác. Từ đó thầy có cảm tình với tôi và tôi luôn soạn bài rất kỹ môn Toán của thầy.
Những ngày tháng trong chùa tôi được đi đây đi đó kiếm thuốc nam, biết xứ nọ quen người kia, được học giáo lý của Tịnh Độ, được đọc kinh sách nhà Phật và đặc biệt là luôn đọc báo cũ từ khắp nơi gửi về. Vốn yêu văn chương, nay lại được đọc nhiều tờ báo, dần dần tôi thấy thích đọc báo ghê gớm và yêu cái nghề đi lang thang khắp chốn để biết nhiều, để nghe, để thấy, để hiểu, để cảm và để viết.
Thế là tốt nghiệp trung học, tôi đăng ký thi ngay vào ngành báo chí bất chấp sở thích ngành bác sĩ của ba tôi. Cầm trong tay 700.000 đồng, số tiền tôi dành dụm của má cho từ rất lâu, đi cùng bạn bè lên Cần Thơ đăng ký luyện thi đại học. Đến trung tâm luyện thi hỏi ra mới biết, mỗi môn học phí mất 350.000 đồng, rồi tiền trọ, tiền ăn, vậy là từ giã bạn bè, tôi bắt ngay xe đò về quê tự học mà không ở Cần Thơ một ngày nào.
Ngày tôi từ giã bạn bè đi học không một ai tin, bởi bạn tôi cũng là những người trong lớp chọn, lại được đi luyện thi còn không đậu huống chi tôi ru rú ở nhà, đi làm thuê làm mướn. Ngày nhà tôi tổ chức liên hoan với tiệc là một cái đầu heo cúng ông bà, có hơn mười người khách là bà con dòng họ. Tàn tiệc, tôi được cho một chai dầu gió xanh và 40.000 đồng để đi đường. Và rồi, tôi khăn gói lên Sài Gòn với bao ước mơ tươi đẹp.
Tôi đã vấp ngã trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Năm học đầu tiên, tôi hồ hởi đi học, đi phụ quán ăn, đi mua nhiều sách đọc và cũng không quên thói quen đọc báo của mình. Năm thứ hai tôi vừa học vừa làm và đi chơi với bạn bè một số nơi. Năm thứ ba, tôi gặp nhiều chuyện buồn và trở nên lười học.
Chán nên tôi tham gia nhiều tiệc: tiệc gặp gỡ đầu năm, sinh nhật, ra mắt người yêu, thắng trận đá banh, chia tay cuối năm, tiệc chia tay hè và ngay cả tiệc chia tay người yêu, không có tiệc nào là không có rượu bia. Rượu vào, lúc có bạn thì rộn rã hả hê, nhưng khi tiệc đã tàn và hôm sau thì tôi lại chán. Càng chán tôi càng lao vào rượu, càng lao vào rượu tôi càng bỏ bê việc học và thế là tôi bị trượt tốt nghiệp một năm.
Ngày các bạn mặc áo cử nhân, nhận bằng tốt nghiệp, có cha mẹ vui vầy, có chụp hình tóc tách thì riêng tôi, lặng lẽ đứng ngoài và chứng kiến cuộc vui. Tôi hiểu mình đánh mất bản thân rồi. Về thăm nhà, tôi nói dối ba má là tôi đã tốt nghiệp và vài ngày sau sẽ về lại Sài Gòn đi tìm việc làm.
Đêm, tôi nằm nghe ba má nói chuyện và dần hiểu những ngày tháng tôi đi học đại học là những ngày tháng kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn: lúa thất, rớt giá, heo bệnh, trâu bệnh chết, nuôi vịt bị lỗ vốn, tiền tôi học là tiền vay bạc hỏi. Ba má tôi vì lao tâm lao lực quá sức nên già đi trông thấy, rồi thường hay đau bệnh, tôi điếng người và thầm khóc. Tôi đã đánh mất mình, đánh mất đi cậu học trò ngoan, nhà nghèo học giỏi và mang ước mơ đẹp đẽ của ngày nào.
Về lại Sài Gòn, tôi lao vào ôn luyện thi ngày đêm, rồi đi làm thêm kiếm sống vì lúc này, tôi không còn dựa vào trợ cấp từ gia đình nữa. Sau những ngày thi tốt nghiệp, tôi lâm bệnh phải mổ vì lao tâm lao lực quá nhiều, bạn bè hay tin, đóng góp tiền bạc cho tôi. Tôi không muốn cho má hay vì sợ má lo, rồi đường xa, sức khỏe má yếu nên chỉ cho anh ba hay. Nhưng anh ấy không chịu nổi nên má tôi được anh thông báo, ngay tức tốc má tôi lên Sài Gòn. Khỏi phải nói, nước mắt hai má con cứ rơi.
Rồi tôi cũng tốt nghiệp, cầm tấm bằng đi xin việc nhiều nơi mà không được. Tôi lại đi làm đủ thứ nghề để kiếm sống và chờ đợi cơ hội từ nhiều cơ quan báo, tôi không chán nản và mất niềm tin nữa. Được thằng bạn giới thiệu vào làm ở một tạp chí, tôi chuyên tâm làm việc nhưng dần hiểu ra mình không phù hợp với công việc của nơi đó dù đồng lương dư dả. Và rồi tôi cũng quyết định ra đi.
Tôi muốn trở thành một nhà báo tự do, đi nhiều nơi, biết nhiều ngõ ngách cuộc sống, muốn mình cũng lấm bụi đường như nhiều nhà báo nổi tiếng khác. Và tôi quyết định một mình cưỡi xe đi qua nhiều tỉnh miền Tây, mỗi nơi tôi tìm hiểu xem có gì hay để viết. Sau mấy ngày lang bạt, tôi thấy mình hạnh phúc khi được trải nghiệm nhiều thực tế thú vị, ý nghĩa.
Tôi nhớ mãi bà Ba, 75 tuổi còn chăn bò mướn với nụ cười thật hồn hậu; một bác Ba, 85 tuổi cứ băn khoăn cho nghề nấu rượu gia truyền Xuân Thạnh, một mỹ tửu của Trà Vinh nổi tiếng từ Nam chí Bắc; một chú Ngọc “cưa gỗ” mấy mươi năm miệt mài với nghệ thuật; một ông Bảy mắm Cầu Sập làm nên thương hiệu mắm cá đồng vươn xa ra tận trời Tây.
Và tôi cũng buồn thay cho nghề báo. Thật ra, không ai đón tiếp tôi nồng hậu ngay từ đầu gặp cả, nếu không muốn nói là xua đuổi tôi đi. Vì sao? Họ bảo ngán ngẩm nhà báo và truyền hình lắm rồi, quay xong, phỏng vấn xong họ điện xin vài triệu thậm chí vài chục triệu. Nhiều nhà báo đến đây phỏng vấn nhưng lại viết về cơ sở khác. Xin chụp hình chứ tôi không có tiền cho đâu nghen, viết vừa thôi chứ viết quá mất cái thật thì khổ cho tôi lắm. Nghe mà buồn và xấu hổ.
Nhưng khi nghe tôi nói chuyện bằng sự chân thành, bày tỏ nguyện vọng và nêu lên nguyên tắc làm việc của mình thì mọi nghi hoặc được xua tan và mọi người đối xử với tôi thật nồng hậu, đúng chất của người nông dân Nam Bộ thứ thiệt. Về lại Sài Gòn, được ngủ trên chiếc giường xếp thân quen, bạn bè gặp gỡ chuyện trò nhưng tôi không thấy hạnh phúc.
Tôi lại muốn đi, đi nữa, đi để thấy đất nước mình bao la, đi để gặp những người chưa gặp, đi để thấy nhiều cái tốt chưa nêu lên, nhiều cái xấu chưa phản ánh. Và tôi muốn đi, đi mãi để một ngày tôi trở thành một nhà báo chân chính.
Nguyễn Văn Pháp
Nguồn: http://vnexpress.netVà tôi quyết định một mình cưỡi xe đi qua nhiều tỉnh miền Tây, mỗi nơi tôi tìm hiểu xem có gì hay để viết.
Tôi muốn trở thành một nhà báo tự do, đi nhiều nơi, biết nhiều ngõ ngách cuộc sống, muốn mình cũng lấm bụi đường như nhiều nhà báo nổi tiếng khác. Và tôi quyết định một mình cưỡi xe đi qua nhiều tỉnh miền Tây, mỗi nơi tôi tìm hiểu xem có gì hay để viết.
Nhà báo chân chính là như thế nào? Tôi không định nghĩa nó, nhưng tôi nghĩ mình phải làm báo như thế nào cho dân tin cái mình viết như cái mà người dân chứng kiến vậy.Ngay từ lúc nhỏ, không biết tôi bị cái gì chi phối mà trong đầu và ngay trong những cuộc chơi với tụi cùng trang lứa trong xóm, tôi luôn muốn trở thành bác sĩ. Thích mặc áo trắng, đội nón kết trắng và tôi hay bị ba mắng vì cứ có nón trắng là tôi xé bỏ cái kết đi, để khi mình đội lên trông giống bác sĩ.
Ba năm tiểu học, tôi học dở tất cả các môn, rồi có một sự việc làm thay đổi con người tôi, người anh thứ ba tôi sau nhiều lần trốn nghĩa vụ quân sự cuối cùng cũng phải đi thực hiện nghĩa vụ của mình. Tôi còn nhớ những ngày anh đi trốn cán bộ xã, phải ở nhờ nhà bà con đến khuya, cho tới khi tôi cùng người anh thứ hai xách cái lồng đèn đi đón anh về nhà.
Ngày đó, tôi hỏi ba vì sao anh ba bị bắt đi nghĩa vụ? Ba bảo, tại anh tôi không đi học tiếp nên tới tuổi thì bị gọi đi nhập ngũ. Từ đó, tôi mới hiểu là không học tới nơi tới chốn sẽ phải đi lính và muốn trở thành bác sĩ thì phải gắng học.
Nhờ anh ba đi nghĩa vụ, nhờ những lần được cùng ba má lên thăm anh, được ăn bữa cơm cùng với lính, bữa cơm với rau muống luộc chấm muối ớt, nhờ chứng kiến cảnh bữa cơm dở dang của người lính khi có tiếng kẻng triệu tập, nhờ những lá thư anh gửi về nhà ướt đẫm nước mắt và nhờ ba má kêu tôi viết thư trả lời cho anh mà tôi dần học giỏi. Và tất nhiên, lúc bấy giờ tôi giỏi nhất là môn Văn.
Năm tháng trôi qua, cuối tiểu học, rồi những năm trung học, trung học phổ thông tôi lần lượt đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn Văn, Lý, Hóa, Sử, Sinh. Trong lớp học, tôi luôn luôn đứng đầu. Ba thấy tôi học giỏi nên cứ tin tôi sẽ chọn ngành bác sĩ, ngành ba đã thích từ rất lâu. Nhưng cuộc sống xa nhà đã hướng tôi bước sang một ngã rẽ khác.
Số là những năm tháng tôi học từ trung học cho đến hết trung học phổ thông, vì nhà quá xa trường nên tôi phải xin vào chùa Tịnh Độ tá túc. Trước đó, khi chưa ở chùa, tôi và người anh trai thứ sáu phải dậy từ 3 giờ sáng để má rang cơm cho ăn, rồi má chèo ghe đưa anh em tôi đến con lộ đá cách nhà 4 cây số để anh em tôi đi bộ ra trường cách đó 6 cây số.
Các nhà báo tác nghiệp tại nhà giàn DK1. |
Có hôm dậy muộn, anh em tôi phải chạy bộ đến lớp mà mồ hôi ướt đẫm như mưa, đi vậy nhưng đa phần anh em tôi hay bị trễ học. Tôi còn nhớ, vì sao từ năm lớp 6 tôi học giỏi Toán, đó là nhờ những lần trễ học giờ Toán đầu tiết, anh em tôi luôn bị phạt đứng hết tiết học. Trong giờ dạy, thầy hỏi bài cả lớp, ai xung phong thì thầy gọi, riêng anh em tôi xung phong thầy chỉ nhìn qua và chẳng gọi bao giờ.
Nói thật, lúc ấy tuy mới 13 tuổi nhưng tôi rất buồn và thấy mình “quê” trước những ánh nhìn của bạn bè và của thầy với hai anh em. Nhưng mưa dầm thấm lâu, tôi biết thầy không gọi nhưng vẫn cố xung phong. Và rồi một lần nọ, cả lớp không ai đáp được câu hỏi của thầy thì tôi một mình xung phong, thấy vậy thầy phải gọi và tôi đáp được. Thế là được miễn tội, anh em tôi ngồi xuống với những ánh nhìn đã khác. Từ đó thầy có cảm tình với tôi và tôi luôn soạn bài rất kỹ môn Toán của thầy.
Những ngày tháng trong chùa tôi được đi đây đi đó kiếm thuốc nam, biết xứ nọ quen người kia, được học giáo lý của Tịnh Độ, được đọc kinh sách nhà Phật và đặc biệt là luôn đọc báo cũ từ khắp nơi gửi về. Vốn yêu văn chương, nay lại được đọc nhiều tờ báo, dần dần tôi thấy thích đọc báo ghê gớm và yêu cái nghề đi lang thang khắp chốn để biết nhiều, để nghe, để thấy, để hiểu, để cảm và để viết.
Thế là tốt nghiệp trung học, tôi đăng ký thi ngay vào ngành báo chí bất chấp sở thích ngành bác sĩ của ba tôi. Cầm trong tay 700.000 đồng, số tiền tôi dành dụm của má cho từ rất lâu, đi cùng bạn bè lên Cần Thơ đăng ký luyện thi đại học. Đến trung tâm luyện thi hỏi ra mới biết, mỗi môn học phí mất 350.000 đồng, rồi tiền trọ, tiền ăn, vậy là từ giã bạn bè, tôi bắt ngay xe đò về quê tự học mà không ở Cần Thơ một ngày nào.
Ngày tôi từ giã bạn bè đi học không một ai tin, bởi bạn tôi cũng là những người trong lớp chọn, lại được đi luyện thi còn không đậu huống chi tôi ru rú ở nhà, đi làm thuê làm mướn. Ngày nhà tôi tổ chức liên hoan với tiệc là một cái đầu heo cúng ông bà, có hơn mười người khách là bà con dòng họ. Tàn tiệc, tôi được cho một chai dầu gió xanh và 40.000 đồng để đi đường. Và rồi, tôi khăn gói lên Sài Gòn với bao ước mơ tươi đẹp.
Tôi đã vấp ngã trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Năm học đầu tiên, tôi hồ hởi đi học, đi phụ quán ăn, đi mua nhiều sách đọc và cũng không quên thói quen đọc báo của mình. Năm thứ hai tôi vừa học vừa làm và đi chơi với bạn bè một số nơi. Năm thứ ba, tôi gặp nhiều chuyện buồn và trở nên lười học.
Chán nên tôi tham gia nhiều tiệc: tiệc gặp gỡ đầu năm, sinh nhật, ra mắt người yêu, thắng trận đá banh, chia tay cuối năm, tiệc chia tay hè và ngay cả tiệc chia tay người yêu, không có tiệc nào là không có rượu bia. Rượu vào, lúc có bạn thì rộn rã hả hê, nhưng khi tiệc đã tàn và hôm sau thì tôi lại chán. Càng chán tôi càng lao vào rượu, càng lao vào rượu tôi càng bỏ bê việc học và thế là tôi bị trượt tốt nghiệp một năm.
Ngày các bạn mặc áo cử nhân, nhận bằng tốt nghiệp, có cha mẹ vui vầy, có chụp hình tóc tách thì riêng tôi, lặng lẽ đứng ngoài và chứng kiến cuộc vui. Tôi hiểu mình đánh mất bản thân rồi. Về thăm nhà, tôi nói dối ba má là tôi đã tốt nghiệp và vài ngày sau sẽ về lại Sài Gòn đi tìm việc làm.
Đêm, tôi nằm nghe ba má nói chuyện và dần hiểu những ngày tháng tôi đi học đại học là những ngày tháng kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn: lúa thất, rớt giá, heo bệnh, trâu bệnh chết, nuôi vịt bị lỗ vốn, tiền tôi học là tiền vay bạc hỏi. Ba má tôi vì lao tâm lao lực quá sức nên già đi trông thấy, rồi thường hay đau bệnh, tôi điếng người và thầm khóc. Tôi đã đánh mất mình, đánh mất đi cậu học trò ngoan, nhà nghèo học giỏi và mang ước mơ đẹp đẽ của ngày nào.
Về lại Sài Gòn, tôi lao vào ôn luyện thi ngày đêm, rồi đi làm thêm kiếm sống vì lúc này, tôi không còn dựa vào trợ cấp từ gia đình nữa. Sau những ngày thi tốt nghiệp, tôi lâm bệnh phải mổ vì lao tâm lao lực quá nhiều, bạn bè hay tin, đóng góp tiền bạc cho tôi. Tôi không muốn cho má hay vì sợ má lo, rồi đường xa, sức khỏe má yếu nên chỉ cho anh ba hay. Nhưng anh ấy không chịu nổi nên má tôi được anh thông báo, ngay tức tốc má tôi lên Sài Gòn. Khỏi phải nói, nước mắt hai má con cứ rơi.
Rồi tôi cũng tốt nghiệp, cầm tấm bằng đi xin việc nhiều nơi mà không được. Tôi lại đi làm đủ thứ nghề để kiếm sống và chờ đợi cơ hội từ nhiều cơ quan báo, tôi không chán nản và mất niềm tin nữa. Được thằng bạn giới thiệu vào làm ở một tạp chí, tôi chuyên tâm làm việc nhưng dần hiểu ra mình không phù hợp với công việc của nơi đó dù đồng lương dư dả. Và rồi tôi cũng quyết định ra đi.
Tôi muốn trở thành một nhà báo tự do, đi nhiều nơi, biết nhiều ngõ ngách cuộc sống, muốn mình cũng lấm bụi đường như nhiều nhà báo nổi tiếng khác. Và tôi quyết định một mình cưỡi xe đi qua nhiều tỉnh miền Tây, mỗi nơi tôi tìm hiểu xem có gì hay để viết. Sau mấy ngày lang bạt, tôi thấy mình hạnh phúc khi được trải nghiệm nhiều thực tế thú vị, ý nghĩa.
Tôi nhớ mãi bà Ba, 75 tuổi còn chăn bò mướn với nụ cười thật hồn hậu; một bác Ba, 85 tuổi cứ băn khoăn cho nghề nấu rượu gia truyền Xuân Thạnh, một mỹ tửu của Trà Vinh nổi tiếng từ Nam chí Bắc; một chú Ngọc “cưa gỗ” mấy mươi năm miệt mài với nghệ thuật; một ông Bảy mắm Cầu Sập làm nên thương hiệu mắm cá đồng vươn xa ra tận trời Tây.
Và tôi cũng buồn thay cho nghề báo. Thật ra, không ai đón tiếp tôi nồng hậu ngay từ đầu gặp cả, nếu không muốn nói là xua đuổi tôi đi. Vì sao? Họ bảo ngán ngẩm nhà báo và truyền hình lắm rồi, quay xong, phỏng vấn xong họ điện xin vài triệu thậm chí vài chục triệu. Nhiều nhà báo đến đây phỏng vấn nhưng lại viết về cơ sở khác. Xin chụp hình chứ tôi không có tiền cho đâu nghen, viết vừa thôi chứ viết quá mất cái thật thì khổ cho tôi lắm. Nghe mà buồn và xấu hổ.
Nhưng khi nghe tôi nói chuyện bằng sự chân thành, bày tỏ nguyện vọng và nêu lên nguyên tắc làm việc của mình thì mọi nghi hoặc được xua tan và mọi người đối xử với tôi thật nồng hậu, đúng chất của người nông dân Nam Bộ thứ thiệt. Về lại Sài Gòn, được ngủ trên chiếc giường xếp thân quen, bạn bè gặp gỡ chuyện trò nhưng tôi không thấy hạnh phúc.
Tôi lại muốn đi, đi nữa, đi để thấy đất nước mình bao la, đi để gặp những người chưa gặp, đi để thấy nhiều cái tốt chưa nêu lên, nhiều cái xấu chưa phản ánh. Và tôi muốn đi, đi mãi để một ngày tôi trở thành một nhà báo chân chính.
Nguyễn Văn Pháp
Từ ngày 15/5 đến 15/8, các bạn trong độ tuổi 15-30 có thể tham gia cuộc thi viết "Ước mơ của tôi" do VnExpress.net, iOne.net và Trung tâm đào tạo mỹ thuật đa phương tiện FPT-Arena phối hợp tổ chức. Trong bài thi, bạn có thể kể về những ước mơ lớn lao như trở thành người nổi tiếng hoặc bình dị như đỗ đại học, có được nghề nghiệp đúng sở thích, được khám phá danh lam thắng cảnh... Bạn cũng có thể viết về hành trình để biến ước mơ thành hiện thực, quyết tâm thay đổi cuộc sống chính mình. Bài viết dài không quá 2.000 từ. Một người có thể gửi nhiều bài dự thi. |
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon