Trở thành cô giáo dạy Địa để dạy học sinh chủ quyền biển đảo, hay quyết tâm gia nhập quân đội để góp sức bảo vệ đất nước... là chia sẻ của những thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trong buổi tọa đàm "Thủ khoa với biển, đảo tổ quốc".
Đại tá Đinh Gia Thật, Phó chủ nhiệm Chính ủy Quân chủng Hải quân cho rằng, lòng yêu nước của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ luôn cháy bỏng. Lịch sử là minh chứng rõ ràng nhất bởi đất nước Việt Nam dù nhỏ bé, tiềm lực kinh tế yếu nhưng đã chiến thắng trước tất cả mọi kẻ thù, từ phong kiến, thực dân đến đế quốc.
"Chúng tôi hy vọng các bạn thủ khoa, thế hệ trẻ hãy làm việc hết khả năng của mình để xây dựng đất nước. Nếu các bạn có nhiệt huyết, hãy gia nhập lực lượng Hải quân. Với trí tuệ, sức trẻ của các bạn sẽ giúp Hải quân lớn mạnh, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của đất nước", đại tá Thật nói.
Tại buổi tọa đàm, nhiều thủ khoa đã bày tỏ sự cảm phục, yêu mến đối với chiến sĩ Hải quân. Cô giáo tương lai Nguyễn Thị Châu Loan (thủ khoa xuất sắc ĐH Sư phạm Hà Nội) tâm sự, cô đã yêu môn Địa lý qua những câu chuyện về biển đảo của thầy. Người giáo viên dạy Địa ấy đã nói với học trò "khi biển Đông còn Hải quân thì các em hãy cứ yên tâm rằng chủ quyền hải đảo chúng ta sẽ được bảo vệ toàn vẹn".
"Em sẽ truyền đạt lại cho thế hệ học sinh những kiến thức đầy đủ nhất về biển đảo, chủ quyền lãnh hải nước ta, về sự hy sinh và cống hiến của các chiến sĩ Hải quân", Châu Loan khẳng định.
Thủ khoa Nguyễn Ngọc Dũng (ĐH Mỏ địa chất) cho biết, cậu học Khoa địa chất, bộ môn Địa chất công trình nên có cơ hội được biết đến nhiều dự án thăm dò thềm lục địa và biển đảo mà các giáo viên trong khoa thực hiện. Những người thầy ấy đã kể lại kỷ niệm về sự chân thành, tận tình giúp đỡ và cả sự gian khổ của các chiến sĩ Hải quân.
"Trong thời gian tới em hy vọng sẽ được hợp tác với đại tá Thật để thực hiện những dự án thăm dò ngoài khơi", Dũng nói và đặt câu hỏi với những chiến sĩ làm nhiệm vụ ở nhà giàn rằng khi đối mặt với những khó khăn gian khổ, đã bao giờ các anh có ước muốn được trở về với gia đình, người thân, bạn gái hay không?
Gương mặt rám nắng, giọng nói chân tình, chiến sĩ Nguyễn Huy Luyện (Hải đội 4, Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1) cho biết, với người lính Hải quân thì khó khăn, vất vả luôn đồng hành cùng nhiệm vụ. Ngoài việc kẻ thù khiêu khích, gây hấn thì cuộc sống thường ngày cũng rất gian nan. Với các anh, 8-10 ngày mới tắm là chuyện thường. Nhiều hôm các anh nhìn nước biển và trông ngóng trời mưa để được tắm. Những ngày dông bão, tầm nhìn hạn chế (chỉ khoảng 10 m), các chiến sĩ phải căng mắt lên để quan sát xung quanh.
"Chúng tôi cũng có người thân, bố mẹ, bạn gái. Mong muốn được bên cạnh gia đình là rất bình thường, bất kỳ ai cũng có. Thế nhưng, chúng tôi luôn nhận được sự ủng hộ của chính người thân rằng hãy yên tâm công tác. Hơn nữa đồng đội chúng tôi, có người đã hy sinh xương máu vì nhiệm vụ. Họ đã tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ", anh Luyện nói.
Lắng nghe ý kiến các bạn, chiến sĩ trong buổi tọa đàm, thủ khoa Hà Linh Chi, thủ khoa ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia) xúc động kể, khi ra trường, cô nhận được lời mời vào làm giảng viên cho một trường quân sự. Lúc ấy cô đã từ chối vì nghĩ môi trường quân đội gò bó. Nhưng khi được tiếp xúc với lính Hải quân, được trò chuyện và nghe các anh kể về công việc, cô đã quyết tâm gia nhập lực lượng quân đội.
"Em sẽ trở thành giảng viên dạy tiếng Nga cho các kỹ sư điều khiển tàu và các thiết bị nhập từ Nga. Em muốn được gia nhập lực lượng Hải quân", Chi nói.
Thay mặt cho tuổi trẻ thủ đô, nữ thủ khoa xuất sắc Học viện Hành chính quốc gia khẳng định, thành công hôm nay mới là khởi đầu. Mỗi thủ khoa bước ra cuộc sống sẽ mỗi người một nghề, mỗi người sẽ cống hiến ở các lĩnh vực khác nhau để xây dựng đất nước.
"Nếu được giao nhiệm vụ đến vùng sâu, hải đảo, chúng em sẵn sàng đảm nhận bởi chính sự hy sinh của các anh, những chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, chúng em mới có cơ hội được học tập, trưởng thành. Thế hệ trẻ sẽ cùng chung tay với chiến sĩ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc", cô nói.
Hoàng Thùy
Nguồn: http://vnexpress.netTrở thành cô giáo dạy Địa để dạy học sinh chủ quyền biển đảo, hay quyết tâm gia nhập quân đội để góp sức bảo vệ đất nước... là chia sẻ của những thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trong buổi tọa đàm "Thủ khoa với biển, đảo tổ quốc".
Sáng 14/8, tại hội trường Bộ tư lệnh Hải quân (thành phố Hải Phòng), Cục chính trị Bộ tư lệnh Hải quân phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức tọa đàm "Thủ khoa với biển, đảo tổ quốc". Tham gia là lãnh đạo lực lượng Hải quân, các chiến sĩ trẻ và 112 thủ khoa xuất sắc của các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội.Đại tá Đinh Gia Thật mong các thủ khoa xuất sắc và thế hệ trẻ hãy gia nhập Hải quân. Ảnh: Hoàng Thùy. |
"Chúng tôi hy vọng các bạn thủ khoa, thế hệ trẻ hãy làm việc hết khả năng của mình để xây dựng đất nước. Nếu các bạn có nhiệt huyết, hãy gia nhập lực lượng Hải quân. Với trí tuệ, sức trẻ của các bạn sẽ giúp Hải quân lớn mạnh, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của đất nước", đại tá Thật nói.
Tại buổi tọa đàm, nhiều thủ khoa đã bày tỏ sự cảm phục, yêu mến đối với chiến sĩ Hải quân. Cô giáo tương lai Nguyễn Thị Châu Loan (thủ khoa xuất sắc ĐH Sư phạm Hà Nội) tâm sự, cô đã yêu môn Địa lý qua những câu chuyện về biển đảo của thầy. Người giáo viên dạy Địa ấy đã nói với học trò "khi biển Đông còn Hải quân thì các em hãy cứ yên tâm rằng chủ quyền hải đảo chúng ta sẽ được bảo vệ toàn vẹn".
"Em sẽ truyền đạt lại cho thế hệ học sinh những kiến thức đầy đủ nhất về biển đảo, chủ quyền lãnh hải nước ta, về sự hy sinh và cống hiến của các chiến sĩ Hải quân", Châu Loan khẳng định.
Thủ khoa Châu Loan sẽ là một cô giáo dạy Địa để truyền đạt cho học sinh chủ quyển biển đảo tổ quốc. Ảnh: Hoàng Thùy. |
"Trong thời gian tới em hy vọng sẽ được hợp tác với đại tá Thật để thực hiện những dự án thăm dò ngoài khơi", Dũng nói và đặt câu hỏi với những chiến sĩ làm nhiệm vụ ở nhà giàn rằng khi đối mặt với những khó khăn gian khổ, đã bao giờ các anh có ước muốn được trở về với gia đình, người thân, bạn gái hay không?
Gương mặt rám nắng, giọng nói chân tình, chiến sĩ Nguyễn Huy Luyện (Hải đội 4, Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1) cho biết, với người lính Hải quân thì khó khăn, vất vả luôn đồng hành cùng nhiệm vụ. Ngoài việc kẻ thù khiêu khích, gây hấn thì cuộc sống thường ngày cũng rất gian nan. Với các anh, 8-10 ngày mới tắm là chuyện thường. Nhiều hôm các anh nhìn nước biển và trông ngóng trời mưa để được tắm. Những ngày dông bão, tầm nhìn hạn chế (chỉ khoảng 10 m), các chiến sĩ phải căng mắt lên để quan sát xung quanh.
"Chúng tôi cũng có người thân, bố mẹ, bạn gái. Mong muốn được bên cạnh gia đình là rất bình thường, bất kỳ ai cũng có. Thế nhưng, chúng tôi luôn nhận được sự ủng hộ của chính người thân rằng hãy yên tâm công tác. Hơn nữa đồng đội chúng tôi, có người đã hy sinh xương máu vì nhiệm vụ. Họ đã tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ", anh Luyện nói.
Chiến sĩ Nguyễn Huy Luyện khẳng định người lính Hải quân sẽ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ bởi hàng triệu người dân đang đặt niềm tin. Ảnh: Hoàng Thùy. |
"Em sẽ trở thành giảng viên dạy tiếng Nga cho các kỹ sư điều khiển tàu và các thiết bị nhập từ Nga. Em muốn được gia nhập lực lượng Hải quân", Chi nói.
Thay mặt cho tuổi trẻ thủ đô, nữ thủ khoa xuất sắc Học viện Hành chính quốc gia khẳng định, thành công hôm nay mới là khởi đầu. Mỗi thủ khoa bước ra cuộc sống sẽ mỗi người một nghề, mỗi người sẽ cống hiến ở các lĩnh vực khác nhau để xây dựng đất nước.
"Nếu được giao nhiệm vụ đến vùng sâu, hải đảo, chúng em sẵn sàng đảm nhận bởi chính sự hy sinh của các anh, những chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, chúng em mới có cơ hội được học tập, trưởng thành. Thế hệ trẻ sẽ cùng chung tay với chiến sĩ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc", cô nói.
Hoàng Thùy
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon