1

Lớp học và thư viện làng của 'thiên thần không đôi chân'

Trên trang Yahoo Plus với nickname “Thiên thần không đôi chân”, hằng ngày Thảo vẫn chia sẻ trải nghiệm sống; tiếp sức cho những người đồng cảnh. 25 tuổi, Thảo chỉ cao hơn 60cm, không thể đứng được, không dám cử động mạnh vì xương có thể gãy bất kỳ lúc nào.





Trên trang Yahoo Plus với nickname “Thiên thần không đôi chân”, hằng ngày Thảo vẫn chia sẻ trải nghiệm sống; tiếp sức cho những người đồng cảnh. 25 tuổi, Thảo chỉ cao hơn 60cm, không thể đứng được, không dám cử động mạnh vì xương có thể gãy bất kỳ lúc nào.
10 năm qua, "cô Ba", chủ thư viện sống với nỗi đau tật nguyền nhưng vẫn cháy bỏng một khát vọng được sống, học hành và làm thiện nguyện. Thư viện cô Ba ở số 19, đường 717, ấp Ràng , xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi mỗi ngày đón tiếp hơn 20 lượt độc giả là các em nhỏ và công nhân từ các khu công nghiệp.
Thư viện và lớp học nhân ái của cô Ba
25 tuổi, “cô Ba” Huỳnh Thanh Thảo chỉ cao hơn 60cm, nặng 23kg, không thể đứng được và ngồi rất khó khăn; không dám cử động mạnh vì xương có thể gãy bất kỳ lúc nào.
Ông Huỳnh Văn Ru, cha Thảo, kể lại: Ngày còn chiến tranh, ông làm giao liên cho cách mạng ở Tây Ninh, sau giải phóng thì về Củ Chi khai hoang. Lúc mới sinh, hai chân Thảo đã bị cong queo, rất ngắn. Ban đầu gia đình chỉ nghĩ rằng cô bị lùn bẩm sinh, nhưng khi lớn lên, các bác sỹ cho biết Thảo mắc bệnh xương thủy tinh, là di chứng của chất độc màu da cam. Đôi chân Thảo cũng vĩnh viễn không đi lại được.
Sinh ra tật nguyền nhưng Thảo vẫn khát khao được đến trường như các bạn đồng trang lứa. Năm Thảo 9 tuổi, cô được mẹ mua cho cuốn sách Tiếng Việt lớp một và dạy 24 chữ cái.
Lớp học và thư viện làng của 'thiên thần không đôi chân'
Lớp học và thư viện làng của 'thiên thần không đôi chân'
Lớp học và thư viện làng của 'thiên thần không đôi chân'
Thư viện “Cô Ba” mỗi ngày đón tiếp khoảng 20 lượt độc giả, đa số là học sinh nghèo tại xã Trung Lập Thượng, Củ Chi - (ảnh do nhân vật cung cấp).
Sau khi nhận được mặt chữ, Thảo bắt đầu tự học xếp vần, tự học Toán. Thảo xin mẹ mở cửa hàng tạp hóa và đến năm 2000, Thảo dùng cửa hàng của mình để mở lớp dạy miễn phí cho các học sinh tiểu học trong xã. Ban đầu, lớp học chỉ có vài em theo học, nhưng đến nay, tổng số học sinh của Thảo đã lên tới hơn 60 em. Huỳnh Thanh Thảo trở thành một cô giáo, dù chưa có một ngày nào đến trường.
Võ Thị Diễm Trang, học sinh lớn nhất của Thảo cũng đã học lớp 11 và nhiều năm liền được học sinh giỏi. Cũng giống như người thầy đầu tiên của mình, Trang cũng mơ ước trở thành một giáo viên để giúp đỡ những học sinh tật nguyền. Nhiều năm qua, Trang trở thành người bạn đồng hành tích cực nhất của Thảo trong những chương trình thiện nguyện Thảo đứng ra tổ chức.
Ham đọc, ham tìm hiểu tri thức qua sách vở, tháng 3/2009, Thảo mở một thư viện tại nhà với sự giúp sức của người thân. Nhờ sự đầu tư và quyên góp của các nhà hảo tâm, cho đến nay, thư viện của cô Ba đã có một cơ ngơi rộng rãi với khoảng 3000 đầu sách, báo. Bằng tinh thần tự nguyện, mỗi em khi đọc sách tại đây sẽ đóng 500 đồng vào quỹ “Heo tình bạn, vạn niềm vui”. Quỹ này do Thảo lập thành để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, tổ chức các buổi đi viếng nghĩa trang, đêm trung thu, cuộc thi bé kể chuyện cho trẻ em trong xã.
“Nếu chỉ còn một ngày để sống…”
Hiện tại, Huỳnh Thanh Thảo đang chuẩn bị một dự án thành lập CLB “San sẻ yêu thương”, với mục đích kết nối những người khuyết tật có cơ hội được hòa nhập cuộc sống và đưa những tấm lòng nhân ái từ khắp nơi đến với họ.
Lớp học và thư viện làng của 'thiên thần không đôi chân'
Lớp học và thư viện làng của 'thiên thần không đôi chân'
Lớp học và thư viện làng của 'thiên thần không đôi chân'
Lớp học và thư viện làng của 'thiên thần không đôi chân'
Đã 10 năm làm cô giáo làng nhưng Huỳnh Thanh Thảo vẫn chưa một ngày đến trường - (ảnh do nhân vật cung cấp).
Chương trình hành động của CLB được Thảo vạch ra rất thực tế. Với đối tượng gồm các thành viên gặp thiệt thòi và tình nguyện viên là những người có tấm lòng, Thảo dự định chương trình đầu tiên sẽ là “Nâng cao kiến thức cho người khuyết tật”, dạy học tại gia cho các bạn chưa biết đọc, biết viết.
Thảo cho biết, cô sẽ vận động thêm nguồn tài trợ để có một số vốn mua nguyên vật liệu để làm sản phẩm như: thiệp, vẽ tranh, kết hoa giả… Các sản phẩm sẽ cho ra mắt với những chủ đề “Phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật”. Ngoài ra, sau khi có được nguồn quỹ, Thảo dự định sẽ có chương trình hỗ trợ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để ổn định đời sống.
Thảo còn là một fan hâm mộ nhạc Trịnh. Thảo hào hứng kể lại chuyến hành hương về nơi vị cố nhạc sĩ an nghỉ diễn ra vào đầu tháng Tư vừa qua. Tại buổi tưởng niệm, Thảo đã trở thành vị khách đặc biệt và nhận được sự ưu ái của những người trong đoàn. Trước mộ Trịnh Công Sơn, Thảo đã rất xúc động nói lên lòng mến mộ của mình và bắt nhịp bài “Nối vòng tay lớn” để mọi người cùng hát.
Bằng sức lực ít ỏi, Huỳnh Thanh Thảo vẫn không để cho cuộc sống của mình trở nên nhỏ bé, giản đơn. Trên trang Yahoo Plus với nickname “Thiên thần không đôi chân”, hằng ngày Thảo vẫn lên để chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm cuộc sống; từ những trang viết để tiếp thêm sức mạnh cho những người đồng cảnh ngộ. Thảo chia sẻ: “Em biết, mình sẽ sống không được lâu; nhưng nếu chỉ còn một ngày để sống, em sẽ sống thật ý nghĩa, thật lạc quan và sẽ làm thiện nguyện cho đến khi nào sức lực mình còn cho phép”.
Và chẳng cần phải có đôi cánh, những ước mơ của một thiên thần vẫn cứ thế bay lên.
ĐẶNG SINH
Theo Bưu Điện Việt Nam




Nguồn: http://www.zing.vn
----------$$--------------o0o--------------------$$-------------------- 
QUẢNG CÁO LIÊN HỆ:
Điện thoại: 098.5051.552
Email: phuchiep113@gmail.com
TAGS: 

web24h.com.vn tin tuc, nguoi depweb24h.com.vn tin tuc, nguoi dep
http://ngoisao24h.com
Previous
Next Post »